Hệ thống thông tin thang máy toàn diện quốc gia, được ủy quyền và vận hành bởi Cơ quan An toàn Thang máy Hàn Quốc (KoELSA) từ Trung tâm Thông tin thang máy quốc gia và Bộ An toàn và An ninh công cộng. Hệ thống đã hoạt động chính thức từ năm 2013, giúp minh bạch hóa thông tin trong công tác quản lý, cứu hộ, thúc đẩy Hàn Quốc trở thành quốc gia hàng đầu về an toàn thang máy.
Những thành tích quan trọng của hệ thống là cải thiện chất lượng thang máy, giảm thiểu thời gian cần thiết để thực hiện các công tác cứu hộ trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Hệ thống cũng ngăn chặn việc bưng bít tai nạn thang máy và cho phép người có thẩm quyền có thể kiểm tra các thông tin liên quan một cách nhanh chóng bằng cách truy cập dữ liệu lịch sử của hệ thống.
Hơn nữa, do trùng với chiến lược “Cải cách công nghiệp sản xuất 3.0” của chính phủ Hàn Quốc, hệ thống bảo vệ quyền được biết của công dân, dẫn đến xử lí công việc hành chính hiệu quả, giảm thiểu tai nạn thang máy và tăng cường việc quản lí thang máy.
Hệ thống cũng chỉ định một mã QR (Quick response code – Mã phản hồi nhanh) cho mỗi thang máy, giống như một biển số xe, cho phép người sử dụng có thể xác minh lịch sử thang máy ở mọi lúc, mọi nơi bằng cách nhập thông tin vị trí vào cơ sở dữ liệu. Hệ thống cũng chủ động ngăn ngừa tai nạn từ nhỏ đến nghiêm trọng gây chết người và cung cấp quản lí sau bán hàng. Điều này càng thể hiện rõ tầm quan trọng của hệ thống.
Trước đây, hành khách không có cách nào để có thể kiểm tra an toàn thang máy mà họ sử dụng hằng ngày, nhưng Hệ thống thông tin thang máy toàn diện cung cấp dữ liệu và lịch sử kiểm định cho từng thang máy, cho phép bất cứ ai có thể tự mình đánh giá chất lượng của thang máy mà họ sở hữu. Điều này cũng cho phép các công ty liên quan có thể cải thiện chất lượng thang máy của họ từ đó cải thiện chất lượng và độ an toàn thang máy.
Hệ thống này cung cấp các thông số thang máy như tình trạng kiểm định thang đạt/không đạt, thời gian kiểm định được công khai. Bằng cách sử dụng mã QR, hệ thống cho phép người sử dụng có thể nhận biết vị trí của từng thang máy bên trong tòa nhà hoặc dưới hầm, nơi mà hệ thống định vị toàn cầu GPS không hoạt động.
Mã QR của thang máy – Nguồn: KoELSA
Trước đây, việc cứu hộ tai nạn thang máy đã từng bị gián đoạn do vị trí chính xác của thang máy cần sửa chữa không được đăng ký. Hay đã có hiện tượng mất tài sản do thang máy bắt buộc phải mở trong quá trình giải cứu. Hiện nay, nếu người yêu cầu cứu hộ thông báo cho đội cứu hộ số thang máy, đội cứu hộ có thể ngay lập tức đọc thông số của thang máy ví dụ như vị trí cụ thể của thang và mật khẩu khẩn cấp. Do đó việc cứu hộ trở nên thuận tiện hơn, thời gian ứng cứu được rút ngắn và hạn chế tối đa thiệt hại phát sinh.
Thang hỏng thường xuyên là dấu hiệu của một tai nạn thang máy nghiêm trọng sắp xảy ra. Trước đây, rất khó để xác minh lịch sử sự cố của thang máy nếu như phía cơ quan quản lý che giấu sự cố thang hỏng và không báo cáo. Tuy nhiên, hiện nay thì chúng ta có thể kiểm tra lịch sử thang máy bất cứ lúc nào. Do đó, các thông tin rủi ro về thang máy, bao gồm các tai nạn và hỏng hóc không thể bị che giấu. Nó đã được minh bạch.
Trước khi thành lập hệ thống, có vài nhầm lẫn diễn ra như việc kiểm định thừa đối với thang máy. Nhưng hiện nay, mỗi thang đã được đăng ký với một số ID riêng trên hệ thống cơ sở dữ liệu để ngăn ngừa việc kiểm định trùng lặp. Kết quả là, hiệu quả công việc được cải thiện, chi phí liên quan đã giảm.
Trước đây, cơ quan quản lý thường điền vào bảng kiểm định một lần mỗi tháng. Nếu có lỗi xảy ra cũng rất khó để xác minh bởi dữ liệu không được cập nhật thường xuyên. Giờ đây, kết quả của việc kiểm định được nhập vào hệ thống dữ liệu. Điều này cho phép người dùng sử dụng dữ liệu này như tài nguyên quản lí an toàn cho mỗi công trình và mỗi thang máy.
Bên cạnh đó, Hệ thống thông tin thang máy toàn diện cũng đã cải thiện đáng kể nhận thức của người dân Hàn Quốc về an toàn thang máy. Song song với đó, các công ty đã tăng cường nỗ lực cải thiện chất lượng thang máy của họ, dẫn đến sự cải thiện đáng kể về văn hóa an toàn thang máy.
Hệ thống đã giúp thiết lập một “môi trường tự điều chỉnh”, cho phép người dân xác định xem thang máy là thang máy được cấp phép (nghĩa là có biển số thang máy riêng) hay thang máy không đăng ký để họ có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, khi số lượng khiếu nại dân sự liên quan đến rủi ro thang máy đã được phản ánh nhanh chóng và kịp thời, ví dụ tăng từ 271 trường hợp năm 2014 lên 470 trường hợp năm 2015 khiến các cơ quan quản lý phải tự nỗ lực cải thiện chất lượng thang máy.
Ở Hàn Quốc, sau khi việc đăng ký kết quả kiểm định trong cơ sở dữ liệu của các công ty bảo trì trở thành bắt buộc, KoELSA thông báo rằng họ sẽ thiết lập một hệ thống vận hành nhanh để các công ty có thể nhập dữ liệu và hoàn thành việc báo cáo bằng thiết bị di động ngay tại công trình. Ngoài ra, KoELSA cũng khẳng định quyết tâm sẽ không ngừng cải thiện hoạt động của hệ thống và nỗ lực hơn nữa để đảm bảo an toàn cho người dân./.