Chuyên nghiệp hóa đào tạo nguồn nhân lực thang máy

# Tính cấp thiết của vấn đề chuẩn hóa đào tạo nhân lực ngành thang máy đã được các cơ quan hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận nhưng cho tới nay vẫn chưa có hướng giải quyết. Chúng ta cần sớm chuẩn hóa nhân lực ngành thang máy, không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu lao động kỹ thuật cao.

Chưa có đơn vị đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật thang máy

Hiện có khoảng 250.000 – 300.000 thang máy được lắp đặt và sử dụng trên cả nước. Hàng năm có khoảng 10.000 thang máy mới được lắp đặt và con số này sẽ không ngừng lũy tiến trong thời gian tới. Tính một cách cơ học, số lượng nhân viên kỹ thuật cần có để thực hiện bảo trì sửa chữa sẽ vào khoảng 12.000 người (1 người/25 thang). Còn số lượng nhân viên lắp đặt thang máy cần có khoảng 1.500 người (7 người/1 thang).

Anh-1-Chuyen-nghiep-hoa-dao-tao-nguon-nhan-luc-thang-may
Những con số “biết nói” phản ánh nhu cầu lao động ngành thang máy

Thực tế này đặt ra bài toán về nguồn nhân lực đáp ứng việc lắp đặt, bảo trì và vận hành thang máy chuyên nghiệp. Nó đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao, chuyên nghiệp và có khả năng bồi dưỡng để đáp ứng những kỹ năng nâng cao khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ tới ngành này.

Nhu cầu là vậy nhưng hiện chưa có bất kỳ một tổ chức nào đứng ra xây dựng chuẩn hóa các chương trình đào tạo khung. Đây là điều chưa có tiền lệ và khó khăn đến từ nhiều phía như hạn chế của cơ chế chính sách, sự phân hóa trong ngành và thiếu “đầu tàu”.

Nhìn từ các quốc gia phát triển

Tham khảo từ Hàn Quốc, trong những năm gần đây kỹ thuật thang máy là lĩnh vực đã được quan tâm, đào tạo. Hàn Quốc đã có riêng một trường đào tạo phục vụ cho ngành thang máy: Học viện thang máy Hàn Quốc – trường dạy kỹ thuật thang máy. Đây là nơi đào tạo các kỹ sư hàng đầu của ngành thông qua phát triển các khóa đào tạo chuyên biệt, áp dụng Tiêu chuẩn Năng lực Quốc gia (NCS). Với ngành học đặc thù, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, ngày càng thu hút sự quan tâm của sinh viên trong nước và quốc tế. 

Tại Hoa Kỳ vào năm 1967, đã thành lập Chương trình Giáo dục Công nghiệp Thang máy Quốc gia (NEIEP). Các chương trình giáo dục mở rộng được thiết lập để đào tạo những người học nghề, cũng như cung cấp cơ hội giáo dục liên tục cho các kỹ thuật viên có trình độ để đáp ứng nhu cầu toàn ngành, đồng thời cung cấp một chương trình giảng dạy tiêu chuẩn cho kỳ thi sát hạch nhân viên thang máy trên toàn quốc. Chương trình được đánh giá là đã góp phần tích cực cho sự phát triển ngành ở quốc gia này trong những năm qua. 

Tại Anh trong chương trình đào tạo nghề quốc gia, gần đây đã được đổi tên thành “Khung tín chỉ trình độ”, công nhận LEIA là đơn vị đánh giá được phê duyệt, cấp chứng chỉ ở ba cấp độ: bằng cấp về lắp đặt và vận hành thang máy và thang cuốn, bảo trì kỹ thuật và kiểm tra phục vụ thiết bị thang máy và thang cuốn. Những điều này đảm bảo đào tạo cá nhân tại chỗ, từng bước hiệu quả. 
Tại Ba Lan, Hiệp hội Thang máy Ba Lan (PALM) đã đề xuất một chương trình giảng dạy mới cho ngành kỹ thuật thang máy. Phải mất khoảng 210 giờ để đào tạo những kỹ thuật viên thang máy tương lai bằng việc liên kết đào tạo trường học và thực hành thực tế, phù hợp với nhu cầu của các công ty và sự phát triển công nghệ mới nhất của thị trường thang máy. 
Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực do tình trạng già hóa dân số, dẫn tới nhu cầu lớn về nhập khẩu lao động nước ngoài để đảm bảo nhu cầu sản xuất. Và đó là cơ hội để xuất khẩu nhân lực kỹ thuật ngành thang máy sau khi đạt chuẩn đầu ra. Nó cũng đóng góp vào việc hoạch định chiến lược phát triển nhân lực của đất nước trong những giai đoạn mới, mở ra triển vọng thu hút ngoại tệ, phát triển đất nước. 

Cần một tổ chức xây dựng, chuẩn hóa chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam đang tích cực phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội (HHT), khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết theo quy định về mở ngành đào tạo thang máy, sớm trình lên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phê duyệt cho phép mở mã ngành kỹ thuật thang máy. Nếu mã ngành sớm được phê duyệt, ngay trong năm nay, HHT sẽ tuyển sinh khóa đào tạo kỹ thuật thang máy chính quy đầu tiên trên cả nước.

Với tư cách là đơn vị trực thuộc Hiệp hội Thang máy Việt Nam, Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy (VILEA) sẽ là đơn vị đứng ra chuẩn hóa chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy. Đây là tiền đề quan trọng sẽ giải quyết được các vấn đề đang bất cập về khát nhân lực trình độ và rộng hơn là hướng tới mục tiêu đưa ngành thang máy phát triển bền vững. 

Anh-2-Chuyen-nghiep-hoa-dao-tao-nguon-nhan-luc-thang-may
Chuyên nghiệp hóa đào tạo nguồn nhân lực thang máy là “nút thắt” cho sự phát triển của ngành thang máy Việt Nam

VILEA sẽ thực hiện công tác đào tạo nhân viên lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy với tài liệu được biên soạn tỉ mỉ từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các kỹ sư giàu kinh nghiệm. Các học viên tham gia khóa học sẽ được đào tạo vững chắc về lý thuyết, thuần thục kỹ năng thực hành và phải trải qua kỳ sát hạch để cấp chứng chỉ. Các cấp hạng chứng chỉ sẽ phân loại rõ từng cấp độ của học viên. 
Song song với đó, VILEA hợp tác với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước, cung cấp cho học viên những thiết bị, mô hình thang máy hiện đang có trên thị trường để cập nhật theo phương thức đào tạo hiệu quả là học qua thực hành (Learning by doing). 

VILEA cũng tiến hành liên kết, hợp tác chặt chẽ với các công ty sản xuất thang máy trong và ngoài nước có uy tín để tạo điều kiện cho học viên được thực hành thực tế, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trên nhiều dòng thang khác nhau, nhiều loại hình công trình khác nhau. 

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng là một trong những định hướng quan trọng trong thời gian tới, thúc đẩy ngành công nghiệp thang máy non trẻ trong nước đi tắt đón đầu về công nghệ, định hướng đào tạo nâng cấp kỹ năng nghề. Đây là những con đường bắt buộc phải đi trong giai đoạn bản lề của Cách mạng công nghiệp 3.0 và 4.0. 

Đây là lần đầu tiên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, ngành kỹ thuật thang máy có cơ hội chính thức được đưa vào chương tình đào tạo. Việc xây dựng và chuẩn hóa chương trình đào tạo về kỹ thuật thang máy là việc thiết thực để kết nối nguồn lao động, tạo điều kiện cho sinh viên ra trường không phải khó khăn tìm kiếm việc làm và doanh nghiệp cũng thuận lợi để tìm ứng viên tay nghề đáp ứng được yêu cầu công việc./. 


Các tin khác

2024 - Năm “Kỹ năng thanh niên vì hòa bình và phát triển”

2024 - Năm “Kỹ năng thanh niên vì hòa bình và phát triển”

Sáng ngày 15/7/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức chương trình phát động Ngày Kỹ năng Thanh niên Thế giới 2024 với chủ đề “Kỹ năng thanh niên vì hòa bình và phát triển”.
Học gì trong thời đại AI?

Học gì trong thời đại AI?

Nhiều lo ngại về việc các công cụ AI sẽ thay thế con người khiến nhiều người mất việc, thậm chí là khủng hoảng thừa vô dụng. Lịch sử cho thấy, con người luôn tìm được cách thích nghi với những thay đổi của thời đại. Vậy chúng ta học gì trong thời đại AI này?
Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Lao động thang máy: Chứng chỉ quốc tế, cơ hội toàn cầu

Lao động thang máy: Chứng chỉ quốc tế, cơ hội toàn cầu

Vấn đề thiếu hụt kỹ thuật viên thang máy đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới do nhu cầu lắp mới và hiện đại hóa thang cũ tăng cao. Việc sở hữu chứng chỉ đào tạo thang máy quốc tế sẽ trở thành “tấm vé thông hành”, giúp người lao động gia nhập thị trường lao động đầy tiềm năng này.
Các chuyên gia nói gì về tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy?

Các chuyên gia nói gì về tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy?

Tại Họp báo công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy, đại diện các bên liên quan từ cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị giáo dục đào tạo, các doanh nghiệp và chủ sở hữu thang máy đều nhận định về lợi ích của Tiêu chuẩn cơ sở này.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật