Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Tiếp nối thành công đã đạt được với các khóa đào tạo theo một hình kết hợp 3 bên (Hiệp hội Thang máy Việt Nam – Doanh nghiệp – Nhà trường), Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy (VILEA) tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy trong năm 2024.

Cụ thể, trong năm 2024, VILEA có các hoạt động hợp tác với các đơn vị giáo dục đào tạo trong nước và quốc tế, xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm tối ưu hoạt động đào tạo cho học viên. Đồng thời, công tác chuyển giao chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cũng được tiến hành song song.

Tham gia chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do VILEA tổ chức, ngoài chuyên môn về kỹ thuật thang máy từ lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, vận hành, giám sát,… thì học viên còn được đào tạo về đạo đức nghề, tinh thần lao động và tư duy quản lý công việc.

Mục tiêu cao nhất của dạy học là dạy tư duy

Không chỉ tập trung đào tạo kỹ năng chuyên môn, VILEA đã thiết kế chương trình đào tạo đi từ gốc rễ tư duy cho học viên.

1. Đạo đức và pháp luật nghề nghiệp

Lợi dụng niềm tin của khách hàng để cung cấp thiết bị kém chất lượng, không rõ xuất xứ; lắp đặt, bảo dưỡng cẩu thả; bớt xén nguyên vật liệu, “rút ruột” công trình,… đó là thực trạng phổ biến của lao động ngành thang máy.

Nhiều trường hợp, nhân viên kỹ thuật thực hiện theo chỉ dẫn của đồng nghiệp làm lâu năm hơn hay người quản lý mà không tự mình cân nhắc. Bên cạnh đó, với tính chất công việc làm xuyên suốt chiều dọc công trình, khó giám sát nên không ít nhân viên nổi lòng tham trộm cắp tài sản của chủ nhà hoặc làm việc không đúng quy trình, quy định.

Đó là lý do bất kỳ ngành nào, bao gồm cả ngành thang máy đều cần trang bị kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động. Khiến họ hiểu rõ ràng về những giới hạn, phạm vi, cảnh báo các tình huống mang tính nguy cơ và hậu quả. Từ đó xây dựng nền tảng chuẩn mực hành vi cho kỹ thuật viên cả về đạo đức và tuân thủ pháp luật.

2. Tinh thần yêu nghề nghiệp

Là một công việc có đặc thù kỹ thuật phức tạp nhưng nhiều người khi làm công việc kỹ thuật thang máy lại chưa nhận định đúng mực về vai trò và tầm quan trọng của mình.

Nhiều người cho rằng thợ thang máy cũng như nhiều ngành nghề chẳng cần bằng cấp, chứng chỉ, biết việc là làm, công việc không ổn định, khách hàng gọi thì đi làm, thang máy hỏng thì đi sửa,… Cũng chính điều này dẫn đến việc hạn chế thu hút giới trẻ, người lao động chưa có niềm tự hào nghề nghiệp.

Nhưng thực tế, bất kỳ ngành nghề nào cũng yêu cầu các kỹ năng, nghiệp vụ và bằng cấp riêng. Người lao động tự nhận thức được vai trò công việc của mình thì mới nâng cao cách nhìn nhận từ xã hội đối với ngành nghề này.

Do đó, chương trình đào tạo sẽ mang đến những bài học về tầm quan trọng của nghề kỹ thuật thang máy, sức ảnh hưởng và khả năng đóng góp cho xã hội. Song song với đó là “tấm bản đồ” về các cơ hội nghề nghiệp, lộ trình phát triển,… Từ đó, xây dựng niềm tự hào và sự tự tin theo đuổi nghề nghiệp cho học viên.

3. Tư duy tổ chức công việc

Tư duy tổ chức công việc của phần đông kỹ thuật viên còn kém, thấy việc thì làm, xử lý theo tính sự vụ mà không có sự chủ động lên kế hoạch, không có tư duy phòng ngừa,…

Do đó, chương trình đào tạo trang bị tư duy quản lý công việc khoa học, các phương pháp lên kế hoạch như 5W3H, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp cải tiến Kaizen/PDCA,…

Ngoài ra, học viên cũng được tiếp cận các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở về an toàn lao động, định mức nhân lực hệ thống kiến thức và kỹ năng đối với nhân lực ngành thang máy,… để nắm vững nền tảng tư duy tổ chức công việc đối với nghề kỹ thuật thang máy.

Việc đào tạo tư duy tổ chức công việc, lập kế hoạch và quản lý công việc sẽ hướng người lao động đến cách thức làm việc khoa học, phù hợp định mức và tối ưu hiệu suất.

Đào tạo chuyên môn trên nguyên tắc “Learning by Doing”

Các chương trình đào tạo tại nhà trường thường là cung cấp lý thuyết trong 1-2 năm đầu rồi mới đến thực hành qua các kỳ kiến tập, thực tập ngắn hạn dẫn đến lý thuyết và thực hành có chênh lệch. Tới khi sinh viên tham gia vào các doanh nghiệp, hầu hết phải đào tạo nghiệp vụ thực tế theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”.

Hệ quả của cách thức đào tạo này là sinh viên học lý thuyết mà thiếu tính ứng dụng ngay sau đó, tốn nhiều thời gian cho công tác học tập, thiếu cơ hội tiếp cận trực tiếp môi trường công việc ngành thang máy.

Với chương trình đào tạo của VILEA, nguyên tắc “Learning by Doing” – Học qua thực hành, “người thực, việc thực” được thực hiện với hệ thống lý thuyết vững chắc, hoạt động thực hành với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đang được ứng dụng trên thị trường thang máy.

Chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy sẽ đào tạo 3 chuyên môn chính, bao gồm: điện, cơ khí và an toàn lao động, hướng đến đầu ra của chương trình đào tạo là nguồn nhân lực thực hiện các công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy (làm việc tại các đơn vị dịch vụ) và vận hành thang máy (làm việc tại các tòa nhà như chung cư, bệnh viện,...).

Chương trình đào tạo cung cấp nền tảng kiến thức lý thuyết vững chắc

Giảng viên thị phạm thực tế với máy móc, trang thiết bị thực tế

Học viên tự thực hành trên hệ thống máy móc, trang thiết bị

Một số thiết bị mô phỏng thang máy dùng trong quá trình đào tạo

Ngoài ra, VILEA còn liên kết với một số doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Thang máy Việt Nam để học viên có cơ hội chứng kiến, học tập, tích lũy kinh nghiệm tại hiện trường một số công trình có lắp đặt thang máy dưới hình thức Training on job (Đào tạo trong công việc thực tế).

Hệ thống tra cứu chứng chỉ đào tạo

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, học viên bắt buộc trải qua kỳ sát hạch để cấp chứng chỉ. Chứng chỉ được cấp có giá trị toàn quốc và quốc tế.

Dữ liệu của tất cả học viên cũng được tích hợp, lưu trữ trên trang web của Hiệp hội. Doanh nghiệp, người sử dụng nhân lực kỹ thuật thang máy có thể dễ dàng tra cứu, kiểm tra tài liệu về quá trình đào tạo các học viên.

Hệ thống tra cứu chứng chỉ đào tạo kỹ thuật viên cấp bởi VILEA

TS. Nguyễn Đức Hạnh – Viện trưởng VILEA cho biết, chương trình đào tạo, chuyên gia, giáo viên giảng dạy, hạ tầng phục vụ thực hành đã được chuẩn bị tỉ mỉ, chuyên nghiệp, sẵn sàng. Từ năm 2022, VILEA cũng đã tổ chức thành công nhiều chương trình đào tạo cho nhân viên các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội, từ đó đã có sự đánh giá nghiêm túc về chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo.

Ngoài tiếp nhận kiến thức và thực hành chuyên môn, học viên cũng được kết nối với các cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong nước và các cơ hội xuất khẩu lao động trình độ cao cho học viên theo hình thức visa lao động diện kỹ sư.

Để đăng ký học hoặc tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, liên hệ hotline VNEA: 02473099868 / [email protected].

Đọc thêm về Chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy: Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam ra mắt chi bộ Đảng

Hiệp hội Thang máy Việt Nam ra mắt chi bộ Đảng

Ngày 19/2/2024, Lễ ra mắt Chi bộ Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã diễn ra tại Quận ủy phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chặng đường hình thành và phát triển của Hiệp hội Thang máy Việt Nam nói chung và của Chi bộ Hiệp hội nói riêng.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật