Tại sao có người say thang máy?

Nhiều người khi di chuyển bằng thang máy có biểu hiện nôn nao, chóng mặt,… như say tàu xe. Thậm chí nhiều người bình thường không say tàu xe, đi ca nô, máy bay cũng không sao nhưng riêng thang máy lại “say”. Liệu chỉ là vấn đề sức khỏe cá nhân hay có thể can thiệp ngay từ thiết kế thang máy?

Từ cơ địa và sức khỏe cá nhân…

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng “say” tàu xe, máy bay hay thang máy có nguyên nhân từ việc thay đổi vị trí trong không gian dẫn đến rối loạn thăng bằng (rối loạn tiền đình). Hiện tượng này xảy ra với những người có cơ quan tiền đình không khỏe mạnh dẫn đến một số tín hiệu truyền đến thần kinh trung ương không được đồng bộ. Say tàu xe thì chuyển động theo phương ngang còn say thang máy là chuyển động theo phương thẳng đứng. Một số người gặp hiện tượng rối loạn tiền đình với cả hai loại chuyển động này, một số khác thì chỉ rối loạn do một trong hai.

Hệ thống tiền đình nằm trong ốc tai có chức năng duy trì tư thế, dáng

Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng “say” tàu xe, máy bay hay thang máy có nguyên nhân từ việc thay đổi vị trí trong không gian dẫn đến rối loạn thăng bằng (rối loạn tiền đình). Hiện tượng này xảy ra với những người có cơ quan tiền đình không khỏe mạnh dẫn đến một số tín hiệu truyền đến thần kinh trung ương không được đồng bộ. Say tàu xe thì chuyển động theo phương ngang còn say thang máy là chuyển động theo phương thẳng đứng. Một số người gặp hiện tượng rối loạn tiền đình với cả hai loại chuyển động này, một số khác thì chỉ rối loạn do một trong hai.

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía trong ốc tai (hai bên) có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng duy trì tư thế, dáng, phối hợp với cử động của mắt, đầu và thân mình. Khi cơ thể di chuyển, khi cúi, xoay,… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác của cơ thể, từ đó giúp cho cơ thể có tư thế thăng bằng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp di chuyển bằng các phương tiện có vận tốc cao, thay đổi vận tốc liên tục như tàu xe, thang máy, máy bay,… thì cơ thể không tiếp nhận được rõ ràng về sự chuyển động đó. Phương tiện di chuyển về mặt địa lý nhưng cơ thể chúng ta lại đang đứng yên so với phương tiện, hai hiện tượng di chuyển và đứng yên này không được tiếp nhận đồng bộ đến hệ thần kinh trung ương. Cũng chính vì vậy, biểu hiện đầu tiên của cơ thể thường là bị ù tai, chóng mặt, buồn nôn,…

Nếu việc say tàu xe còn có thể gia tăng tỉ lệ bị rối loạn tiền đình do hiện tượng quán tính, khi xe lao về phía trước thì người ngả về phía sau, ngược lại khi xe dừng đột ngột thì người ngả về phía trước, cùng đó là việc xe dừng tại các điểm đón càng nhiều dẫn đến thay đổi vận tốc liên tục. Người gặp hiện tượng say máy bay lại chủ yếu do thay đổi về áp suất không khí nhanh và đột ngột, càng lên cao không khí càng loãng và máy bay di chuyển bằng tốc độ cao. Trong khi đó, tốc độ di chuyển của thang máy thấp hơn nhiều so với máy bay. Vấn đề người dùng gặp phải với thang máy nếu liên quan đến vấn đề áp suất không khí thì chủ yếu là do thiết kế buồng thang không có bộ phận thông hơi như lỗ thoát hơi, ô thoáng. Điều đó khiến những thang máy di chuyển tốc độ cao có áp suất không khí trong buồng thang thay đổi, đặc biệt với các thang máy cao tầng khi chuyển động liên tục thay đổi từ tăng dần khi thang bắt đầu chạy, ổn định, và giảm dần khi thang chuẩn bị dừng.

Nhiều người khi đi máy bay gặp hiện tượng ù tai, buồn nôn,… do thay đổi áp suất không khí đột ngột khi máy bây nâng độ cao với tốc độ cao

Liệu có thể can thiệp ngay từ thiết kế thang máy?

Để giảm độ chênh lệch áp suất trên máy bay, nhà sản xuất cần thiết kế thêm các hệ thống điều áp. Cơ chế này cũng có thể ứng dụng lên thang máy tại hai bộ phận là cabin và giếng thang. Với cabin, nhà sản xuất thiết kế thêm hệ thống điều áp bằng các khe hở tạo ra dòng lưu thông không khí. Còn với giếng thang, quá trình lắp đặt cần đảm bảo giếng thang có lỗ thoát hơi, ô thoáng tránh tạo áp lực lên cabin khi di chuyển. Nếu giếng thang không có hệ thống thông khí, ta có thể tưởng tượng trục di chuyển của thang máy tương tự như một chiếc xilanh trong đó cabin thang chính là vật thế liên tục di chuyển và chịu áp lực áp suất. Ngoài ra, việc thiết kế hệ thống thoáng khí ở giếng thang cũng giúp môi trường thông thoáng, giảm ẩm ướt, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh,… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và các thiết bị của thang máy.

Cộng thêm, cabin thang máy cũng có thể có những thiết kế hỗ trợ với những người có cơ quan tiền đình yếu sẵn như lắp thêm tay vịn hay gương. Thực tế ý tưởng lắp gương trong buồng thang máy hướng đến mục đích hỗ trợ người di chuyển bằng xe lăn có thể dễ dàng quan sát buồng và cửa thang máy. Nhưng thiết kế gương trên vách cabin này lại gia tăng công năng giúp mở rộng không gian chật hẹp của cabin, phân tán sự chú ý của người đứng trong cabin giúp giảm hiện tượng rối loạn tiền đình. Đặc biệt cũng có nhiều người say thang máy chủ yếu do vấn đề ám ảnh tâm lý với không gian kín và hẹp, thì thiết kế gương cũng được đánh giá có hiệu quả tích cực với nhóm người này.

 

Sức khỏe người cao tuổi rất nhạy cảm với tốc độ di chuyển của thang máy

Ngoài giải pháp về thiết kế cabin, việc lựa chọn thang máy có tốc độ phù hợp với người sử dụng cũng như công năng sử dụng cũng rất quan trọng. Chia theo hai nhóm là thang máy gia đình và thang máy công cộng, nhà đầu tư và nhà cung cấp có thể cùng nhau tính toán để tìm ra loại thang có thiết kế phù hợp nhất.

Với thang máy gia đình, các thang có độ cao từ 5 tầng trở xuống hoặc gia đình có người già, trẻ nhỏ nên lựa chọn dòng thang máy có vận tốc dưới 1m/s; khung tiêu chuẩn châu Âu khuyến khích người sử dụng lựa chọn thang có tốc độ từ 0,15m/s – 1m/s cho các trường hợp này.

Còn đối với các thang máy công cộng như tại các tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng thì cũng có các mức vận tốc được khuyến cáo là:  tốc độ di chuyển cabin 1,5m/s cho thang 6 – 9 tầng, 1,75m/s cho thang 10 – 15 tầng và dưới 7m/s với thang 60 – 70 tầng hoặc các dòng thang tốc độ cao. Các loại thang có tốc độ càng cao, khả năng tạo ra sự thay đổi áp suất không khí càng lớn đồng thời là sự thay đổi liên tục về tốc độ chuyển động (nhanh dần – ổn định – chậm dần) liên tục thì nhà đầu tư càng cần lưu ý về các thiết kế cabin và giếng thang để giảm thiểu các tác động tiêu cực này.

Lựa chọn thang máy có tốc độ phù hợp với công năng sử dụng là rất cần thiết và giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí đầu tư

Thang máy là thiết bị vận chuyển ngày càng trở nên cấp thiết trong đời sống hàng ngày nên mức độ ảnh hưởng của thiết bị này đến sức khỏe con người cũng là vấn đề cần được quan tâm từ cả phía nhà cung cấp thang máy và chủ đầu tư. Ngoài các vấn đề an toàn kỹ thuật liên quan đến tính mạng thì các vấn đề về sức khỏe này cũng cần được sát sao từ các đơn vị liên quan tạo nên các bộ quy chuẩn cùng đó là khuyến cáo với người sử dụng.


Các tin khác

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.
Hành trình gắn kết ngành thang máy Việt

Hành trình gắn kết ngành thang máy Việt

3 năm không phải là chặng đường dài nhưng là một hành trình đáng trân trọng và tự hào, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cũng như các hội viên, thành viên của Hiệp hội đã chứng minh một điều: Mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua nếu chúng ta có ý chí đủ lớn và khát vọng đủ nhiều.
Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở ngành: Yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy

Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở ngành: Yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy

TCTM - Tiêu chuẩn cơ sở cho ngành thang máy là cần thiết và cấp thiết, do đó, Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn ngành dựa trên tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Trước mắt, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) về thang máy không chỉ tập trung vào các yêu cầu an toàn trong giai đoạn sản xuất và lắp đặt mà cả trong quá trình sử dụng, tổ chức vận hành, bảo trì sửa chữa.
"Lối đi cho Tạp chí Thang máy"

"Lối đi cho Tạp chí Thang máy"

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.” Ai cũng có thể nói, ai cũng có thể hiểu nhưng để làm được, quả thật rất khó.
Xây dựng “cơ chế an toàn” cho ngành thang máy?

Xây dựng “cơ chế an toàn” cho ngành thang máy?

Cùng với sự phát triển của đô thị, sự an toàn của con người đang đặt cược vào các thang máy. Nhưng nếu thiết bị này được nhập khẩu, lắp đặt, kinh doanh một cách thiếu kiểm soát thì tính mạng con người sẽ là trò may rủi. Chúng ta liệu có chấp nhận điều này?
Văn hóa là động lực hay lực cản của sự phát triển?

Văn hóa là động lực hay lực cản của sự phát triển?

Một trong những câu hỏi lớn của loài người là đi tìm sự kiến giải về văn hóa để phù hợp với những quy mô của tổ chức. “Ranh giới chia pha” có thể là nút thắt của vấn đề, nơi mà hướng dịch chuyển sẽ tạo ra động lực hay lực cản.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật