Xây dựng Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là vấn đề cấp thiết

Nhận định được tầm quan trọng của việc chuẩn hóa nhân lực, đặc biệt là lao động kỹ thuật ngành thang máy, Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) đã có đề xuất xây dựng Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thang máy làm cơ sở để phát triển kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động làm việc trong ngành thang máy. Điều này sẽ giúp việc chuẩn hóa người lao động, phát triển đào tạo nghề, đội ngũ lao động có chuyên môn, tăng tính chuyên nghiệp, giảm tai nạn lao động trong quá trình lắp đặt và sử dụng thang máy.

Thực tế, lực lượng lao động tại Việt Nam vào khoảng 51 triệu người nhưng có đến gần 74% chưa được công nhận kỹ năng và năng lực nghề nghiệp. 

Cá biệt với ngành thang máy, dù đã có quy định tại điểm 3.5.2.2 QCVN 02:2019/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy, những người làm các công việc liên quan đến lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy phải am hiểu về nguyên lý cấu tạo của thang máy, được huấn luyện về an toàn lao động và nắm được các kỹ năng để thực hiện các công việc do mình thực hiện. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ năng nghề đối với những người làm việc liên quan đến thang máy nêu trên vẫn chưa được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Do đó, Cục An toàn lao động đã có công văn phúc đáp VNEA, đồng ý với sự cần thiết phải xây dựng và ban hành bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với lĩnh vực thang máy, do VNEA đề xuất.

Xây dựng Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là vấn đề cấp thiết 01

Công văn phúc đáp của Cục An toàn lao động về đề xuất của Hiệp hội Thang máy Việt Nam

Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ngành thang máy do VNEA xây dựng dự kiến sẽ tập trung vào phát triển các tầng năng lực từ cơ bản đến chuyên sâu theo cấu trúc 3 nhóm năng lực.

Xây dựng Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là vấn đề cấp thiết 02


Hướng đến xây dựng Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp với các tiêu chí, nhu cầu đa bên (cơ quan quản lý – doanh nghiệp – người lao động – cơ sở đào tạo), VNEA cũng sẽ tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thang máy” sẽ diễn ra vào ngày 13/7/2022 tại Hà Nội với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp thang máy, doanh nghiệp quản lý sử dụng thang máy, các trường đào tạo nghề,…

Hội thảo hướng đến việc tổng hợp, tham mưu xây dựng các quy định, chính sách nhằm chuẩn hóa nguồn nhân lực cũng như tạo sự kết nối trong ngành thang máy, hướng đến xây dựng một hệ sinh thái phát triển bền vững./.


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật