5 tiêu chuẩn Việt Nam quan trọng về thang máy

Thang máy được quy định thuộc danh mục “các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”. Do vậy, các bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ra đời nhằm tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất, kiểm định, vận hành và sử dụng thang máy. 

1. TCVN 6396-28:2013: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy, được ban hành năm 2013 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, là một trong các TCVN về thang máy quan trọng nhất và bao gồm:

- TCVN 6395:2008 , Thang máy điện - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

- TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), Thang máy thủy lực - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

- TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Phần 3: Thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực.

- TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Thang máy chở người và hàng - Phần 28: Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.

- TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Kiểm tra và thử - Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng.

- TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng - Phần 70: Khả năng tiếp cận thang máy của người kể cả người khuyết tật.

- TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng - Phần 71: Thang máy chống phá hoại khi sử dụng.

- TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng- Phần 72: Thang máy chữa cháy.

- TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng - Phần 73: Trạng thái của thang máy chở người và thang máy trong trường hợp có cháy.

- TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003), Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy - Thang máy đang sử dụng - Phần 80: Yêu cầu về cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.

2. Quy chuẩn thang máy gia đình TCVN 6395:2008: Tiêu chuẩn chất lượng thang máy này đưa ra các quy định an toàn về các thành phần cấu tạo nên thang máy cũng như các yêu cầu trong lắp đặt thang.

- TCVN 6395: 2008 được ban hành năm 2008 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, là một cấu phần trong Bộ TCVN 6396-28:2013.

- TCVN 6395: 2008 nội dung chính là thang máy điện – yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt, lắp đặt cố định, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế để chở người hoặc chở hàng có người đi kèm, được treo bằng cáp hoặc xích, di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng.

3. TCVN 6905:2001: Được ban hành năm 2001 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động thuỷ lực.

Phương pháp thử qui định trong các trường hợp:

- Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng

- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu

- Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong

- Hết hạn giấy phép sử dụng

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.

4. TCVN 6904:2001: Quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt cho thang máy dẫn động điện.

Phương pháp thử qui định trong các trường hợp:

- Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng;

- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu;

- Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

- Hết hạn giấy phép sử dụng;

- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.

5. TCVN 5866:1995: Thang máy – Cơ cấu an toàn cơ khí. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo TCVN5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như sau:

- Yêu cầu đối với bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng)

- Yêu cầu đối với co cấu hãm bảo hiểm của cabin (đối trọng).

- Yêu cầu đối với giảm chấn và cữ chặn của cabin (đối trọng)

- Yêu cầu đối với khóa tự động của cửa tầng


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật