Chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người lao động làm việc trong ngành thang máy. Sau chương trình đào tạo và trải qua sát hạch năng lực, học viên sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy. Điều này mang lại nhiều lợi thế về cơ hội việc làm, lộ trình phát triển, nâng cao thu nhập cho kỹ thuật viên.
Chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy được hiểu là tài liệu chứng nhận do các Cơ sở đào tạo nghề về lĩnh vực thang máy có thẩm quyền cấp cho học viên để chứng nhận rằng học viên đã hoàn thành một khóa học dạy nghề thang máy như lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hay vận hành các hệ thống thang máy và thang cuốn. Chứng chỉ sẽ được cấp sau khi học viên hoàn thành quá trình đào tạo và sát hạch năng lực lý thuyết và thực hành về kỹ thuật thang máy.
Thời gian đào tạo ngắn hạn: Thời gian đào tạo nghề để cấp chứng chỉ thường từ 3 tháng đến 1 năm.
Chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy để cấp chứng chỉ thường gắn liền với thực hành và công việc thực tế.
Chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy được cấp cho nhiều loại hình đào tạo: đào tạo chính quy (tại Trường trung cấp nghề, Trường Cao đẳng nghề) hay hình thức đào tạo thường xuyên (tại Trung tâm dạy nghề, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề).
Chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy có nhiều mức độ, nội dung đào tạo khác nhau, có thể là các khóa đào tạo sơ cấp không yêu cầu trình độ đầu vào của học viên, hoặc các khóa đào tạo chuyên sâu, nâng cao dành cho những người đã có kinh nghiệm làm việc.
Cơ sở đào tạo để cấp chứng chỉ đào tạo ngành thang máy có thể là Trung tâm dạy nghề thang máy, các Trường Trung cấp, Cao đẳng, cơ sở giáo dục khác có chức năng đào tạo ngắn hạn.
Hình ảnh mẫu chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy của VILEA- Viện kỹ thuật ứng dụng thang máy:
Chứng chỉ kỹ thuật viên vận hành thang máy: để làm việc trong các tòa chung cư, tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trường học có thang máy,…
Chứng chỉ chuyên môn khác như chứng chỉ lắp đặt thang máy, chứng chỉ bảo trì, sửa chữa thang máy, chứng chỉ cứu hộ thang máy: dành cho kỹ thuật viên làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ thang máy
Dưới đây là một số lợi ích của việc Kỹ thuật viên được đào tạo nghề và cấp chứng chỉ kỹ thuật thang máy:
Chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy mang đến nhiều lợi thế về cơ hội việc làm, lộ trình phát triển của kỹ thuật viên, cụ thể là:
Cơ hội việc làm, phát triển công việc và gia tăng thu nhập:
Các nhà tuyển dụng ngành thang máy thường ưu tiên các ứng viên có bằng cấp và chứng chỉ về kỹ thuật thang máy vì họ có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc và không mất nhiều thời gian đào tạo lại. Do đó, sở hữu chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy giúp cho người lao động gia tăng khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng.
Trong lộ trình phát triển sự nghiệp, việc có chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy có thể giúp người lao động có cơ hội thăng tiến cấp bậc vị trí, gia tăng thu nhập và cả nâng bậc nghề trong hệ thống kỹ năng nghề quốc gia.
Ngoài ra, việc đạt chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy cũng giúp người lao động mở rộng các cơ hội xuất khẩu lao động trình độ cao, visa theo diện kỹ sư với môi trường làm việc tốt, mức thu nhập cao,...
Năng lực tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện công việc chuyên môn:
Người được đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực thang máy sẽ được đào tạo tư duy lập kế hoạch và quản lý công việc, từ đó hiểu rõ các vấn đề đang gặp phải, chủ động lên kế hoạch và các phương án dự phòng, tuân thủ quy trình làm việc cũng như phòng ngừa rủi ro.
Tính chuyên nghiệp, tuân thủ các quy định, quy trình làm việc để đảm bảo an toàn:
Đảm bảo chất lượng dịch vụ:
Kỹ thuật viên được đào tạo bài bản sẽ có kiến thức và kỹ năng tốt để thực hiện bảo trì, sửa chữa thang máy chính xác và hiệu quả, từ đó giảm thiểu thời gian thang máy dừng hoạt động, đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Kỹ thuật viên cũng hiểu rõ về các tiêu chuẩn an toàn, quy trình kiểm tra và xử lý sự cố, có ý thức và luôn thực hiện các biện pháp an toàn phù hợp để giảm thiểu rủi ro tai nạn, bảo vệ con người và tài sản trong quá trình làm việc.
Tổ chức lao động đúng định mức công việc:
Sử dụng người lao động được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy giúp doanh nghiệp đảm bảo được năng lực và kỹ năng của người lao động, từ đó xây dựng và phân công định mức nhân lực tối ưu, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nhân lực và chi phí nhân công.
Khi lựa chọn dịch vụ thang máy với các nhân viên được cấp chứng chỉ đào tạo kỹ thuật thang máy, khách hàng sẽ yên tâm hơn về chất lượng dịch vụ, các công việc với thang máy được thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng vận hành và hạn chế rủi ro mất an toàn.
Tổng cục Dạy nghề Việt Nam đánh giá rằng việc học nghề thang máy hiện nay là một lựa chọn hợp lý cho sinh viên và người lao động muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật. Vậy muốn học nghề về thang máy, bạn có thể bắt đầu từ đâu?
Chỉ cần đủ 15 tuổi theo quy định tuổi học nghề của Luật Giáo dục dạy nghề thì bạn có thể đăng ký đi học đào tạo nghề thang máy như: thi công lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, cứu hộ thang máy. Tất nhiên, căn cứ vào trình độ văn hóa, cơ sở đào tạo sẽ xét tuyển bạn vào học ở các chương trình đào tạo phù hợp ở trình độ sơ cấp.
Khi đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và chưa có kiến thức nền về cơ khí, điện - điện tử thì bạn có thể thi vào các Trường trung cấp, cao đẳng có chuyên ngành đào tạo về kỹ thuật thang máy để học và được cấp văn bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bạn đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng không phải chuyên ngành thang máy, ví dụ như: cơ khí, cơ điện, điện tử - tự động hóa, thì có thể đăng ký các chương trình đào tạo ngắn hạn chuyên ngành kỹ thuật thang máy (dành cho đối tượng có kiến thức nền về kỹ thuật) do các Cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo.
Nếu là người đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp về kỹ thuật, đã đi làm tại các công ty dịch vụ thang máy với vai trò kỹ thuật viên, người vận hành quản lý các tòa nhà có thang máy bạn có thể đăng ký học các khóa đào tạo chuyên sâu về thang máy để nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề của mình.
Hình ảnh Học viên tham gia khóa đào tạo kỹ thuật thang máy theo chương trình dạy nghề thang máy của VILEA:
Bên cạnh việc học chương trình đào tạo tại các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy trực thuộc Hiệp hội Thang máy Việt Nam có tổ chức chương trình đào tạo kỹ thuật thang máy với mô hình liên kết 3 bên Hiệp hội - Nhà trường - Doanh nghiệp. Thông qua chương trình liên kết với các đơn vị đào tạo quốc tế và trong nước, chương trình đào tạo được cấp chứng chỉ nghề có giá trị quốc tế, gia tăng các cơ hội việc làm trình độ cao, thu nhập cao cho học viên.
Về Hiệp hội Thang máy Việt Nam - VNEA:
Hiệp hội Thang máy Việt Nam là kênh kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn. Với mục đích phục vụ cộng đồng, VNEA cung cấp những thông tin cập nhật của ngành thang máy Việt Nam và Quốc tế thông qua website vnea.com.vn giúp cho mọi người nhanh chóng tìm thấy những thông tin hữu ích về ngành thang máy mà mình đang quan tâm, trong đó có lĩnh vực đào tạo kỹ thuật viên thang máy và chứng chỉ để làm việc về kỹ thuật thang máy như đã đề cập ở trên.
Chủ đề bài viết này liên quan đến: chứng chỉ kỹ thuật viên thang máy | chứng chỉ nghề thang máy | chứng chỉ vận hành thang máy