Thị trường thang máy Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp ngoại

Thang máy, thang cuốn là sản phẩm đã trở nên rất quen thuộc với người Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Thang máy, thang cuốn xuất hiện ở mọi nơi như: siêu thị, tòa nhà công sở, các khu chung cư, ga tàu điện, và cả trong các hộ gia đình. Và nhu cầu sử dụng mặt hàng này ngày càng tăng lên. Ở góc nhìn của một tập đoàn toàn cầu hơn 110 năm kinh nghiệm, doanh nghiệp KONE của Phần Lan nhận định: Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng.

 

Ông Bas Degeling, Tổng giám đốc KONE Việt Nam

Tiềm năng thị trường thang máy, thang cuốn ở Việt Nam 

Với dân số hơn 98 triệu người trên tổng diện tích hơn 310.000km2, Việt Nam có mật độ dân số 317 người/km2. Trong đó có 38% dân số sống ở thành thị (năm 2020) và dự báo sẽ tăng lên 60% vào năm 2050. Với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa thuộc TOP đầu trên thế giới, nhu cầu lắp đặt thang máy và thang cuốn cho các cao ốc văn phòng, chung cư ngày càng tăng cao tại Việt Nam.

Theo thống kê, nhu cầu sử dụng thang máy và thang cuốn tại Việt Nam hàng năm có thể lên đến hơn 10.000 đơn vị. Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, chất lượng sống ngày một nâng cao đòi hỏi chất lượng, độ an toàn và ứng dụng công nghệ hiện đại của sản phẩm thang máy, thang cuốn cũng phải cao hơn để đáp ứng nhu cầu người dùng. 

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam ưu tiên đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều dự án giao thông trọng điểm như các tuyến metro tại Hà Nội, TP.HCM, nhà ga, sân bay, bến cảng,… giúp mở ra một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thang máy, thang cuốn và hệ thống băng tải chở người kết hợp với hệ thống giám sát thông minh tại các dự án. Việc này giúp đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng địa phương với cơ sở hạ tầng quốc gia, cơ sở hạ tầng của khu vực, giúp tối ưu hóa bài toán lưu chuyển dòng người “People Flow” tại các khu đô thị, góp phần phát triển bền vững. 

Công tác đào tạo nhân lực cho chuyên ngành thang máy, thang cuốn

Một trong những thách thức cho các doanh nghiệp chuyên môn cao như ngành thang máy chính là vấn đề nhân lực. Làm thế nào để đội ngũ kỹ sư, nhân sự Việt Nam nắm bắt kịp xu hướng phát triển, tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Chính vì vậy, KONE đã tiên phong thực hiện các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển của ngành thang máy và thang cuốn tại Việt Nam. Trong hơn 3 năm qua, công ty đã thực hiện hơn 1 triệu giờ đào tạo với 3 khóa học viên tốt nghiệp và bắt đầu công việc trong ngành. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới cũng tiến hành các khóa huấn luyện, đào tạo thực tế ở nhiều cấp độ cho chuyên gia, giáo viên và chuyên viên tại Việt Nam nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thế giới. 

Tuy chưa có chuyên ngành về kỹ thuật thang máy tại hệ thống giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam nhưng trong hơn 10 năm qua, nhiều kỹ sư, sinh viên kỹ thuật từ các trường Đại học Công nghiệp, trường Đại học Kỹ thuật, trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng,... đã trưởng thành và tiếp nhận nhiều vị trí chủ chốt, góp phần phát triển ngành công nghiệp thang máy và thang cuốn tại Việt Nam.  

KONE mong muốn trở thành đối tác chiến lược cho sự phát triển thành phố thông minh và bền vững tại Việt Nam

KONE mong muốn nhanh chóng áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ hiện đại nhất trên thế giới vào Việt Nam; các giải pháp giao thông tại các khu đô thị cần được quan tâm và nâng cấp về chất lượng, giúp cơ quan quản l‎ý có thể đồng bộ và giám sát nhằm tối ưu hóa cơ sở hạ tầng.  

Trong giai đoạn dịch COVID-19, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của lưu thông an toàn trong các tòa nhà, các trung tâm thương mại. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần bố trí bộ phận và phòng ban chuyên trách phần lưu thông theo trục đứng - đặc biệt đối với thang máy và thang cuốn, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho cư dân và người dùng. Ngoài ra, việc phát triển phân khúc cao tầng (high-rise) cần được nâng tầm để đảm bảo tính đồng bộ và tính mỹ quan trong quy hoạch kiến trúc, đảm bảo phát triển bền vững, đồng bộ với các nước trong khu vực. Công tác an toàn và chất lượng cần đặc biệt được nâng cao thông qua các giải pháp giám sát bằng công nghệ.

“Đóng góp của KONE vào nền kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ việc giảm năng lượng, nguyên liệu và các nguồn tài nguyên khác tiêu thụ trong các giải pháp và hoạt động vận hành. Chuyển đổi dịch vụ kỹ thuật số là một trọng tâm trong nền kinh tế tuần hoàn, giúp mang đến lợi ích cho khách hàng từ dịch vụ chất lượng, đúng giờ và minh bạch. Trong sản xuất, chúng tôi tối ưu việc sử dụng nguyên liệu với robot và tự động hóa, cũng như cung cấp năng lượng tái tạo cho hoạt động sản xuất. Mục tiêu của chúng tôi là tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng xanh lên hơn 50% trong năm 2021 và không có rác thải chôn lấp từ các nhà máy sản xuất đến năm 2030.” - Ông Bas Degeling, Tổng giám đốc KONE Việt Nam.


Các tin khác

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam ra mắt chi bộ Đảng

Hiệp hội Thang máy Việt Nam ra mắt chi bộ Đảng

Ngày 19/2/2024, Lễ ra mắt Chi bộ Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã diễn ra tại Quận ủy phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chặng đường hình thành và phát triển của Hiệp hội Thang máy Việt Nam nói chung và của Chi bộ Hiệp hội nói riêng.
Bộ LĐ-TB&XH quản lý lĩnh vực hoạt động chính của Hiệp hội Thang máy Việt Nam

Bộ LĐ-TB&XH quản lý lĩnh vực hoạt động chính của Hiệp hội Thang máy Việt Nam

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý về ngành, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội Thang máy Việt Nam.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật