Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Thang máy có thể bị trục trặc, sự cố ở bất cứ đâu, từ nhà ở, chung cư tới các tòa văn phòng, trung tâm thương mại,… mặc dù không nằm trong danh sách các tai nạn thường gặp như hỏa hoạn hay tai nạn giao thông, song những sự cố thang máy vẫn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của con người.

Mới đây nhất là vụ việc thương tâm được báo Pháp luật TP HCM phản ánh về trường hợp chị Lê Thị Diễm Quỳnh (31 tuổi, trú tại xã Chư Kbô, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) bị liệt hai chân và phải bỏ thai nhi 6 tuần tuổi do sự cố rơi thang máy khi đi mua hàng tại một cửa hàng địa phương.

Vụ việc của chị Quỳnh chỉ là một trong số nhiều sự cố thang máy được ghi nhận trong thời gian qua. Những tai nạn này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lỗi cửa thang máy, hệ thống phanh an toàn bị lỗi, sự cố điện/cơ khí,… hay thậm chí là do các loại thang máy tự chế, không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định pháp luật vẫn “nghiễm nhiên” hoạt động mỗi ngày.

Tựu chung vẫn là việc thang máy không được bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định thường xuyên, đúng quy định,… Để nhìn sâu hơn vào nội tại vấn đề, đó là hệ quả của việc chúng ta đang thiếu đi một hệ thống quản lý, giám sát vận hành thang máy một cách quy mô, bài bản.

Đứng trước các sự cố thang máy, chúng ta mới đơn thuần đang thiên về phản ứng hơn là chủ động phòng ngừa. Trong khi đó, hiện có rất nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông,… đã xây dựng thành công hệ thống quản lý thang máy quốc gia ứng dụng số hóa.

Với mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin thang máy toàn diện đem lại lợi ích ba bên người tiêu dùng – doanh nghiệp – nhà nước, Hiệp hội Thang máy Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng dự án Hệ thống mã định danh thang máy, hiện đang được đẩy mạnh triển khai thí điểm.

Dự án này không chỉ giúp minh bạch hóa thông tin về tình trạng thang máy có đảm bảo an toàn hay không tới người sử dụng mà còn gia tăng hiệu quả trong công tác quản lý, sửa chữa, cứu hộ,… của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Thông qua hệ thống mã định danh thang máy, người sử dụng có thể truy xuất các thông tin liên quan tới thang máy, đồng thời phản hồi những bất cập trong quá trình sử dụng thang.

Hệ thống mã định danh thang máy là gì?

Hệ thống mã định danh thang máy do Hiệp hội Thang máy Việt Nam xây dựng là một hệ thống quản lý, giám sát thang máy/thang cuốn toàn diện thông qua mã số ID và QRcode (Quick response code – Mã phản hồi nhanh). Hệ thống này giúp quản lý tất cả các giai đoạn trong vòng đời của thang, từ khâu sản xuất, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa,… đến tháo dỡ/thay thế.

Cụ thể, mỗi thang máy/thang cuốn sẽ được cấp một mã định danh duy nhất dưới dạng dãy số ID và mã QRcode. Tem mã định danh sẽ được gắn trực tiếp tại các vị trí dễ thấy theo quy định như trước các cửa tầng thang máy, bên trong cabin,…

Với hệ thống truy xuất thông tin và báo cáo/phản ánh sự cố thang máy, người dân sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý tăng cường công tác giám sát an toàn hệ thống thang máy quốc gia.

Người dân có thể tra cứu thông tin chi tiết về thang máy bằng cách: Truy cập Cổng Thông tin Hiệp hội Thang máy Việt Nam và nhập mã ID, hoặc quét trực tiếp mã QRcode bằng điện thoại thông minh. Sau đó, hệ thống sẽ cung cấp tới người dùng các thông tin về thang máy, bao gồm:

– Thông tin chung: Địa chỉ lắp đặt, hãng sản xuất, thời gian lắp đặt,…

– Thông số kỹ thuật: Tải trọng, số tầng, tốc độ,…

– Dữ liệu kiểm định: Thời gian kiểm định, tình trạng kiểm định còn hiệu lực/hết hiệu lực,…

– Dữ liệu bảo trì: Thời gian bảo trì, đơn vị thực hiện, kết quả,…

– Lịch sử sửa chữa: Thời gian sửa chữa, đơn vị thực hiện, nội dung sửa chữa,…

– Lịch sử sự cố: Thời gian thang máy gặp sự cố, nguyên nhân, khắc phục,…

Với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm và là cơ quan giám sát chính, bên cạnh các thông tin liên quan đến thang máy do hệ thống quản lý cung cấp, người sử dụng có thể chủ động báo cáo các vấn đề liên quan đến tình trạng thang máy như: thang máy gặp sự cố; thang chưa được kiểm định/ hết hạn kiểm định; nghi ngờ nguồn gốc xuất xứ linh kiện, thiết bị,…

Dãy số ID và mã QRcode thang máy sẽ được gắn tại các vị trí giúp người sử dụng dễ tiếp cận như trước cửa tầng, bên trong cabin thang,…

Một hệ thống quản lý đem lại lợi ích ba bên

Từ kinh nghiệm triển khai và hiệu quả thực tế đem lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống mã định danh thang máy ứng dụng công nghệ số do Hiệp hội Thang máy Việt Nam triển khai sẽ là một giải pháp hiệu quả và toàn diện giúp nâng cao an toàn, tăng cường quản lý và chất lượng dịch vụ trong ngành thang máy.

Hệ thống này sẽ giúp thiết lập nên một “môi trường tự điều chỉnh” giữa người sử dụng và cơ quan, bộ phận quản lý thang máy, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho cả ba bên: Người sử dụng – Doanh nghiệp thang máy – Cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với người sử dụng, thông qua mã định danh thang máy, người sử dụng thang có thể:

– Kiểm tra thông tin: Dễ dàng tra cứu thông tin về tình trạng kiểm định, cấp phép và đánh giá về công tác bảo trì, sửa chữa, từ đó đưa ra quyết định thang máy có an toàn để sử dụng hay không.

– Báo cáo sự cố: Có thể báo cáo ngay lập tức các tình huống nguy hiểm, mất an toàn như thang máy gặp trục trặc, thang máy hết hạn kiểm định,… tới hệ thống quản lý để nhanh chóng khắc phục sự cố.

– Cứu hộ nhanh chóng: Người sử dụng có thể được giải cứu nhanh hơn thông qua việc thông báo mã định danh thang máy cho đội cứu hộ, giúp họ dễ dàng xác định vị trí tòa nhà và vị trí thang máy nào trong tòa nhà đang gặp sự cố.

Hệ thống mã định danh thang máy do Hiệp hội Thang máy Việt Nam xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về an toàn thang máy

Đối với doanh nghiệp thang máy, thông qua mã định danh thang máy, doanh nghiệp có thể:

– Nâng cao chất lượng dịch vụ: Thông qua phản ánh của người sử dụng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp thu ý kiến và cải thiện chất lượng, độ an toàn thang máy do mình quản lý.

– Tối ưu hóa quy trình quản lý: Hệ thống giúp đơn giản hóa quy trình quản lý tình trạng thang máy; Gia tăng mức độ quản lý hiệu suất làm việc của kỹ thuật viên. Thông qua đó, tối ưu hóa lịch trình làm việc của kỹ thuật viên, phân bổ nhân lực và nguồn lực tốt hơn giúp gia tăng hiệu quả, giảm thiểu chi phí hoạt động không cần thiết.

– Tối ưu hóa công tác bảo trì, sửa chữa: Mã định danh thang máy cung cấp thông tin cần thiết về lịch sử bảo trì, sửa chữa, thay thế của thang. Điều này giúp gia tăng hiệu quả trong công tác bảo trì dự đoán, chẩn đoán và kiểm tra lỗi từ xa, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của máy móc, thiết bị do gặp sự cố và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống mã định danh sẽ hỗ trợ:

– Gia tăng hiệu quả quản lý: Cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát hệ thống thang máy hiện có, đặc biệt là tình trạng thang máy hết hạn kiểm định, hoạt động trái phép hay cảnh báo số lượng thang máy cũ và nguy cơ mất an toàn,…

– Phân tích, xử lý sự cố: Trong trường hợp thang máy gặp sự cố, xảy ra tai nạn, bằng việc phân tích các dữ liệu sửa chữa, thay thế, lịch sử sự cố,… sẽ giúp phía cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, xác định trách nhiệm các bên và từ đó nhanh chóng xử lý vụ việc.

Hệ thống mã định danh Thang máy do Hiệp hội Thang máy Việt Nam xây dựng không chỉ đơn thuần là công cụ thu thập và phân tích thông tin, tiếp nhận phản ánh. Hệ thống này mang tầm vóc chiến lược hướng đến mục tiêu cao cả: ngăn ngừa các sự cố, tai nạn thang máy trong tương lai, gia tăng và đảm bảo an toàn cho toàn bộ người dân.

Một cường quốc về thang máy không nhất thiết phải là một quốc gia có nhiều thang máy, Hiệp hội Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một “cường quốc” có hệ thống quản lý thang máy một cách toàn diện, lấy người dân làm trung tâm, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa những vụ việc thương tâm không đáng có.

Xem thêm bài viết về mã định danh thang máy tại Tapchithangmay.vn


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam ra mắt chi bộ Đảng

Hiệp hội Thang máy Việt Nam ra mắt chi bộ Đảng

Ngày 19/2/2024, Lễ ra mắt Chi bộ Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã diễn ra tại Quận ủy phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chặng đường hình thành và phát triển của Hiệp hội Thang máy Việt Nam nói chung và của Chi bộ Hiệp hội nói riêng.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật