Hội thảo Quốc tế ‘Xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy tương lai’

Không chỉ là nơi giao thương, giới thiệu sản phẩm, Vietnam Elevator Expo 2023 cũng sẽ diễn ra Hội thảo Quốc tế: “Xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy tương lai” với sự tham gia của các chuyên gia thang máy hàng đầu trong nước và quốc tế.

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0 tạo nên cuộc dịch chuyển đa ngành với 3 trụ cột phát triển chính gồm AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật) và Big Data. Theo báo cáo của Mordor Intelligence Inc – tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, quy mô thị trường IoT dự kiến sẽ tăng từ 1,02 nghìn tỷ USD vào năm 2023 lên 2,06 nghìn tỷ USD vào năm 2023.

Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung, ngành công nghiệp thang máy toàn cầu đang trở nên ngày càng thông minh hơn. Các nhà sản xuất thang máy tích cực đầu tư vào nghiên cứu – phát triển nhằm tích hợp công nghệ AI, IoT,… mới nhất cho từng dòng sản phẩm thế hệ mới của mình.

Các sản phẩm và giải pháp thang máy hướng đến yếu tố xanh và bền vững đang ngày càng trở nên phổ biến và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Bên cạnh các dòng thang máy thông minh, các giải pháp thang máy đảm bảo yếu tố ‘xanh’ thân thiện và bền vững với môi trường, giải quyết nhiều bài toán về an toàn vận hành trong thời đại mới cũng đang được phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian sắp tới, đây sẽ trở thành những quy định bắt buộc, nằm trong lộ trình của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), trong đó Việt Nam cũng đã tham gia COP26 vào tháng 12/2021.

Với mục tiêu cập nhật những xu hướng phát triển mới nhất trong ngành thang máy thế giới và tìm kiếm giải pháp, hướng đi cho ngành thang máy Việt Nam, Hội thảo Thang máy Quốc tế: “Xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy tương lai” do Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) tổ chức, diễn ra vào ngày 7/12/2023 sắp tới cũng sẽ tập trung trao đổi, chia sẻ về những vấn đề quan trọng này.

Hội thảo là một trong những hoạt động chuyên đề nằm trong khuôn khổ Triển lãm Thang máy Quốc tế – Vietnam Elevator Expo 2023, kéo dài từ ngày 07 – 09/12/2023 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn SECC – Số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Không chỉ quy tụ các khách mời là đại diện cơ quan quản lý nhà nước; các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp ngành thang máy và lĩnh vực liên quan, Hội thảo còn có sự tham gia, cố vấn từ các chuyên gia thang máy hàng đầu trong nước và quốc tế. Các diễn giả chính gồm:

1. Ông Graham Worthington – Chủ tịch Hiệp hội Thang máy, Thang cuốn Châu Á – Thái Bình Dương (PALEA)

2. Ông Massimo Bezzi – Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Thang máy Nhỏ và Vừa Châu Âu (EFESME)

3. TS. Nguyễn Đức Hạnh – Viện trưởng Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy (VILEA), Hiệp hội Thang máy Việt Nam

Với mục tiêu mang đến những thông tin chuyên sâu, các diễn giả đầu ngành sẽ tập trung trình bày, chia sẻ những nghiên cứu mới nhất, cập nhật thông tin mới nhất xoay quanh xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy toàn cầu trong tương lai.

Bên cạnh các nội dung thông tin giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Hội thảo “Xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy tương lai” còn mang đến cơ hội trao đổi, tranh luận và học hỏi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn và công nghiệp phụ trợ.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội thảo sẽ diễn ra Lễ ký kết giữa VNEA và Trường Cao đẳng Thang máy Hàn Quốc (KLC) trong hợp tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành thang máy Việt Nam.

Đồng thời, VNEA và VINEXAD cũng sẽ tiến hành trao giải thưởng “Gian hàng ấn tượng nhất”, “Sản phẩm công nghệ mới nhất”,… vinh danh những đóng góp tích cực của các đơn vị tham gia triển lãm.

Hội thảo Quốc tế: Xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy tương lai

– Thời gian: 13h30, ngày 07/12/2023

– Địa điểm: Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn SECC – Số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

– Ngôn ngữ: Song ngữ, Tiếng Việt và Tiếng Anh

Đăng ký tham dự hội thảo tại: Hội thảo Quốc tế: Xu hướng phát triển bền vững ngành thang máy tương lai

Hiệp hội Thang máy, Thang cuốn Châu Á – Thái Bình Dương PALEA được thành lập vào tháng 2/1998 tại Singapore với mục tiêu hài hòa các quy tắc và tiêu chuẩn ngành thang máy trong khu vực. Thông qua đó, PALEA hướng tới giảm tối đa tác động tiêu cực do sự chênh lệch, khác biệt trong yêu cầu kỹ thuật về an toàn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt các sản phẩm thang máy và thang cuốn giữa các quốc gia.

PALEA bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp tới từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Siri Lanka, Trung Quốc, Thái Lan, Úc và Việt Nam.

Trong đó bao gồm các cơ quan nhà nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như các doanh nghiệp thang máy, công nghệ – phụ trợ như: Cơ quan An toàn Thang máy Hàn Quốc (KoELSA), Hiệp hội Nhà thầu Thang máy Thang cuốn Hồng Kông (LECA), Cục Xây dựng và Công trình Singapore (BCA), Schindler, Otis, Kone, Fujitec, Mitsubishi, Hitachi, Wittur,…

Liên đoàn Doanh nghiệp Thang máy Nhỏ và Vừa Châu Âu – EFESME được thành lập từ năm 2005 với mục tiêu thúc đẩy, hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại khu vực châu Âu.

Không chỉ từ góc độ quy chuẩn – kỹ thuật, EFESME cùng các thành viên, chuyên gia cũng thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong các lĩnh vực khác cho DNNVV cụ thể như các hoạt động đào tạo; sỗ trợ số hóa – an ninh mạng trong hệ thống thang máy; cam kết không ngừng phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn thân thiện với DNNVV,…

Thành viên của EFESME bao gồm các liên đoàn, hiệp hội cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn và phụ trợ khu vực châu Âu như: Hiệp hội Doanh nghiệp Sản xuất và Bảo trì Thang máy Quốc gia Ý (ANACAM), Hiệp hội Các Doanh nghiệp Thang máy cỡ vừa Đức (VMA), Hiệp hội Doanh nghiệp Thang máy Nhỏ và Vừa Pháp (ANPAA), Confartigianato Imprese, Grupnor, Lift-S Egyesület,…

Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy – VILEA chính thức được thành lập vào ngày 14/12/2022, trực thuộc Hiệp hội Thang máy Việt Nam, căn cứ theo Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động được cấp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. VILEA hoạt động với các chức năng chính: nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ; nghiên cứu phát triển tiêu chuẩn và đào tạo lao động ngành thang máy Việt Nam.

Việc thành lập VILEA được các chuyên gia đánh giá sẽ giải quyết được các vấn đề đang bất cập trong thực trạng ngành công nghiệp thang máy Việt Nam hiện nay.

Kể từ khi thành lập đến nay, Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động trong việc nâng cao nhân lực thông qua tổ chức các chương trình đào tạo chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật; Nghiên cứu và phát triển bộ Tiêu chuẩn Cơ sở ngành,...


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật