EVFTA mang lại giá trị gì cho ngành thang máy?

Những tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu, pháp luật cạnh tranh, cam kết của các quốc gia trong vấn đề sử dụng lao động,… là những yếu tố vô cùng quan trọng mà ngành thang máy sẽ tham khảo được để chuẩn bị kế hoạch cho tương lai gần.

 

Đó là chia sẻ của Tổng Thư ký Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) Nguyễn Huy Tiến với Tạp chí Thang máy khi tham dự Hội nghị Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA vào sáng 27/12/2022 tại Hà Nội.

Theo ông Tiến, hiện chúng ta đang có những doanh nghiệp lớn mạnh và có kế hoạch xuất khẩu thang máy, linh kiện, thiết bị phụ trợ sang thị trường châu Âu. Và rõ ràng, EVFTA là cơ hội rất tốt để chúng ta nắm bắt để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp ngành thang máy cần nhanh chóng nắm bắt công nghệ, kỹ năng quản trị, học hỏi kinh nghiệm thực thi các điều khoản bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Châu Âu cũng đi trước chúng ta khá xa trong thực thi kinh tế tuần hoàn, hoàn toàn có thể học hỏi, áp dụng trong ngành thang máy Việt Nam.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho ngành thang máy của Việt Nam hầu hết tiệm cận với các quy định của châu Âu. Tuy nhiên, năng lực thực thi, giám sát còn yếu. Chúng ta có đủ các quy định nhưng thiếu nhân lực, công cụ, trang thiết bị cần thiết. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân và các doanh nghiệp chưa cao, còn thỏa hiệp với những thói quen tiêu dùng lỗi thời,…

Khi chúng ta thực thi toàn diện các Hiệp định thương mại xuyên quốc gia trong đó có EVFTA, ngành thang máy sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ đó để có những giải pháp hiệu quả giúp phát triển bền vững và lâu dài.

Tổng Thư ký VNEA Nguyễn Huy Tiến: EVFTA là cơ hội tốt để doanh nghiệp ngành thang máy chuẩn bị điều kiện cần và đủ cho xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong tương lai gần.

Tại Hội nghị Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, sau hơn 2 năm (1/8/2020 - 12/2022) thực thi, tăng trưởng xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều 11 tháng của năm 2022 giữa Việt Nam và EU đạt trên 57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 43,4 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị.

Về đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 11 năm 2022  có 2.413 dự án EU đầu tư tại Việt Nam.  EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 6 tại Việt Nam, chiếm 7,11% về số dự án. EU đã đầu tư 18/21 ngành, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như: công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, kinh doanh bất động sản, logistics, bưu chính viễn thông, năng lượng sạch.

Hiện nay, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu của cả nước (giai đoạn 2016 - 2021). Hiện Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hoá vào EU.

Nhưng EVFTA cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt. Đó là phải đáp ứng quy tắc xuất xứ với tỷ lệ nguyên liệu nội địa nhất định, các rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) khắt khe, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại, sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU sẽ là những vấn đề cốt lõi mà các doanh nghiệp Việt cần cập nhật để nâng cao năng lực./.


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật