DAG thúc đẩy thực thi cam kết về lao động trong Hiệp định EVFTA

Vai trò của Nhóm tư vấn trong nước (DAG) thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) là tọa đàm quan trọng diễn ra trong hai ngày 25, 26/8 tại Hạ Long, Quảng Ninh. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thang máy Việt Nam Nguyễn Huy Tiến, đại diện cho tổ chức thành viên thứ 7 của DAG Việt Nam tham dự.

DAG là thiết chế do Chính phủ thành lập, bao gồm tối đa 15 thành viên là các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam, đại diện cho các lợi ích chính đáng tại Việt Nam liên quan đến thương mại và phát triển bền vững. DAG có chức năng tập hợp, trình bày quan điểm, đưa ra các khuyến nghị, tư vấn và góp ý đối với việc thực thi Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA).

Vai trò của DAG thúc đẩy cam kết về lao động trong EVFTA 5

Vai trò của DAG trong Hiệp định EVFTA là chủ đề chính của Tọa đàm

Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) là thành viên thứ 7 của DAG Việt Nam theo Quyết định số 415 của Bộ Công thương ngày 23/3/2022 (Hiệp hội Thang máy Việt Nam trở thành thành viên Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam trong EVFTA - Tạp Chí Thang Máy (tapchithangmay.vn)). VNEA thuộc phân nhóm kinh tế, đại diện cho quyền lợi của người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp. 

EVFTA được ký kết tại Hà Nội ngày 30/6/2019. Hiệp định được Quốc hội Việt Nam phê duyệt ngày 08/6/2020 và có hiệu lực kể từ 01/8/2020.

Vai trò của DAG thúc đẩy cam kết về lao động trong EVFTA 3

DAG Việt Nam sẽ tập trung thảo luận nội dung cam kết về lao động nằm trong Chương 13 của EVFTA (Thương mại & Phát triển bền vững)(*).

Nội dung cốt lõi của cam kết lao động trong EVFTA (Điều 13.4) là việc thực hiện bốn tiêu chuẩn lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): 

- Tự do liên kết và thương lượng tập thể.

- Chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc.

- Loại bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em.

- Chấm dứt phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

Hội nghị toàn thể của ILO năm 2022 đã bổ sung thêm tiêu chuẩn về an toàn lao động cũng được coi là tiêu chuẩn cơ bản (liên quan Công ước 155, 187 – Việt Nam đã phê chuẩn cả 2 công ước này).

Việt Nam đã nghiêm túc và tích cực thực thi các chính sách liên quan đến các cam kết lao động theo ILO. Ngày 27/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

Chúng ta cũng đã ban hành nhiều chính sách và hướng dẫn về phòng chống lao động cưỡng bức; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; các chính sách hỗ trợ người lao động trong đại dịch Covid-19,...

Doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia vào các sáng kiến về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thông qua việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct); tham gia chương trình thúc đẩy việc tuân thủ các quy định về lao động, ví dụ Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work).

Vai trò của DAG thúc đẩy cam kết về lao động trong EVFTA 4-1

Ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thang máy Việt Nam đóng góp ý kiến tại Tọa đàm

Tổng Thư ký VNEA Nguyễn Huy Tiến cho rằng, các doanh nghiệp, các hiệp hội cần tiếp tục thực hiện tốt luật pháp về lao động; tìm hiểu các quy định cụ thể của đổi tác, quốc gia nhập khẩu có liên quan tới lao động để điều chỉnh kịp thời và thích hợp. 

Đối với ngành thang máy, là ngành sử dụng rất nhiều lao động, có định hướng sản xuất xuất khẩu sản phẩm thang máy và các thiết bị phụ trợ. Khi đó, việc VNEA tham gia DAG sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành thang máy tham gia vào một diễn đàn kinh tế quốc tế, từ đó học hỏi được những  những kinh nghiệm hữu ích liên quan đến chính sách của các thị trường khó tính, từ đó giúp các doanh nghiệp trong ngành phát triển bền vững./.

Vai trò của DAG thúc đẩy cam kết về lao động trong EVFTA

Đại biểu tham dự Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Chú thích (*):

Điều 13.15.4 Hiệp định EVFTA (Chương 13 – Thương mại & Phát triển bền vững): “Mỗi bên phải thành lập một hoặc các nhóm tư vấn trong nước mới hoặc tham vấn ý kiến của của nhóm tư vấn trong nước hiện có về phát triển bền vững với nhiệm vụ tư vấn về việc thực hiện Chương này. Mỗi bên phải quyết định về thủ tục trong nước để thành lập nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước và bổ nhiệm các thành viên cho các nhóm tư vấn này. Nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước này bao gồm các tổ chức đại diện độc lập, bảo đảm sự đại diện cân bằng giữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, bao gồm tổ chức người lao động và người sử dụng lao động, doanh nghiệp và các tổ chức môi trường. Mỗi nhóm tư vấn trong nước có thể, theo sáng kiến riêng của mình, đệ trình quan điểm hoặc kiến nghị với Bên đó về việc thực hiện Chương này”.

Điều 13.15.5 Hiệp định EVFTA (Chương 13 – Thương mại & Phát triển bền vững): “Các thành viên của nhóm hoặc các nhóm tư vấn trong nước của mỗi Bên sẽ gặp nhau tại một diễn đàn chung để tiến hành đối thoại về các khía cạnh phát triển bền vững trong mối quan hệ thương mại giữa hai Bên”.


Các tin khác

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo ngắn hạn (dưới 300 giờ) kỹ thuật viên thang máy của Hiệp hội Thang máy Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội vào tháng 8/2024. Đây là mở đầu cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuẩn hóa đam mê với nghề thang máy.
Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Cấu trúc chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy

Không chỉ đào tạo chuyên môn, chương trình đào tạo kỹ thuật viên thang máy do Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy còn hướng đến các giá trị về con người, đạo đức nghề nghiệp, tư duy quản lý.
Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Tạp chí Thang máy chính thức được cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN

Ngày 27/3/2024, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN cho Tạp chí Thang máy với cả 2 xuất bản phẩm: giấy và điện tử. Đánh dấu chính thức “thẻ căn cước” của Tạp chí Thang máy trong “làng” thông tin toàn cầu.
Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Hiệp hội Thang máy Việt Nam công bố Tiêu chuẩn cơ sở ngành thang máy

Sáng ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.
Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

Tại sao phải gắn mã định danh cho thang máy?

TCTM – Hệ thống mã định danh thang máy sẽ là bước ngoặt lớn trong công tác quản lý và vận hành thang máy, không chỉ nâng cao và đảm bảo an toàn thang máy cho người dân, hệ thống này còn giúp giảm bớt gánh nặng giám sát, quản lý khi số lượng thang máy/thang cuốn đang ngày một tăng lên.
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu?

Năng suất lao động của Việt Nam thấp, có khoảng cách lớn so với các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, dù tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chậm và cách xa so với mục tiêu đặt ra.

Giới thiệu doanh nghiệp

Sự kiện nổi bật