Nhiều lo ngại về việc các công cụ AI sẽ thay thế con người khiến nhiều người mất việc, thậm chí là khủng hoảng thừa vô dụng. Lịch sử cho thấy, con người luôn tìm được cách thích nghi với những thay đổi của thời đại. Vậy chúng ta học gì trong thời đại AI này?
Số lượng tin tuyển dụng liên quan đến công nghệ AI đã tăng gấp 21 lần trên toàn cầu vào năm 2023. Và Diễn đàn Kinh tế Thế giới dự đoán, công nghệ và tự động hóa bao gồm cả AI sẽ tạo ra 97 triệu việc làm mới vào năm 2025.
Điều đó cho thấy đây là tín hiệu khả quan cho chúng ta chứ không phải điều đáng lo sợ.
“Thất nghiệp công nghệ” là căn bệnh mà nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Hihn Maynard Keynes cảnh báo nhân loại từ năm 1930. Keynes cho rằng những tiến bộ kỹ thuật giúp con người tiết kiệm sức lao động đang “vượt xa tốc độ mà chúng ta có thể tìm ra những cách mới để sử dụng sức lao động” dư thừa ấy.
Dù rằng, có những quan điểm phản biện lại điều này cho rằng công nghệ xóa bỏ nhiều việc làm nhưng cũng tạo ra nhiều việc làm mới.
Trong một bài báo trên tạp chí MIT Technology Review tháng 12-1938, Karl T. Compton - chủ tịch Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) giai đoạn 1930-1948 - cho rằng không có cơ sở để nói rằng công nghệ gây thất nghiệp ở quy mô cả ngành công nghiệp, do lẽ các tiến bộ mới đã tạo ra “rất nhiều ngành nghề khác” đồng thời mở rộng thị trường của nhiều sản phẩm bằng cách “giảm chi phí sản xuất để giúp đem giá cả về mức phù hợp với phần đông người tiêu dùng”.
Một ví dụ Compton đưa ra để ví dụ cho luận điểm của mình là: Một nhà máy được tự động hóa có thể khiến số nhân công vận hành nó ít đi nhưng kết quả khiến giá thành của sản phẩm đó giảm, làm tăng nhu cầu thị trường. Cuối cùng, nhiều nhà máy khác mọc lên để đáp ứng nhu cầu đó và giải quyết số lao động dôi dư và hơn thế nữa, tạo ra số lượng việc làm nhiều hơn so với trước.
Có thể hiểu ngắn gọn là các tiến bộ công nghệ có thể tạo ra nhiều việc làm hơn so với số đầu việc nó xóa sổ.
Tuy nhiên, Compton cũng thừa nhận đối với nhóm người lao động và vài cộng đồng, “thất nghiệp do công nghệ có thể là một vấn đề xã hội rất nghiêm trọng, chẳng hạn một thị trấn nơi có nhà máy phải đóng cửa, hay một ngành thủ công bị thay thế bởi kỹ thuật mới”. Điều này cũng được Maynard Keynes nhấn mạnh rằng cần phân biệt rõ giữa những tác động của tiến bộ công nghệ đối với tổng thể ngành công nghiệp và những tác động trên mỗi cá nhân – thường gây đau đớn hơn.
Tỉ lệ việc làm bị đe dọa và có khả năng tích hợp AI (Biểu đồ của IMF từ số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO)
Dự báo của Zippia – một nền tảng tuyển dụng tại Hoa Kỳ về tác động của AI đến thị trường việc làm trên toàn cầu
Sự phát triển của AI và mức độ can thiệp đến thị trường công việc toàn cầu là không thể tránh khỏi. Dù nhìn nhận vấn đề này ở góc độ tích cực cho toàn bộ ngành công nghiệp hay ở góc độ có khả năng tổn hại đến thực tế công việc của các cá nhân, thì bản chất vẫn là không thay đổi: Chúng ta cần tìm giải pháp thích nghi với AI.
Báo cáo của Nielsen (công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) cho biết: 30% việc làm ở Anh có thể bị đe dọa bởi những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) và dự báo đến năm 2030, 38% việc làm ở Mỹ có nguy cơ lỗi thời.
McKinsey (công ty tư vấn quản lý toàn cầu) đã có nghiên cứu đánh giá các công nghệ hiện đại được chứng minh là có thể tự động hóa 45% hoạt động của con người ở 60% các ngành nghề hiện có.
Tuy nhiên, David Rotman – Biên tập viên tại Tạp chí Công nghệ Large MIT có quan điểm rằng “tiến bộ công nghệ không có nghĩa là ít việc làm hơn”, nhân loại đang tìm ra cách tốt nhất để sử dụng AI nhằm mở rộng nền kinh tế và tạo ra công việc mới, đồng thời, nhiều ngành nghề cũng biến AI trở thành một công cụ làm việc nhằm tăng hiệu suất chứ không nhất thiết dẫn đến tình trạng sa thải nhân sự.
Và Rotman cho rằng đó là kịch bản khả dĩ và quyền quyết định nằm trong tay chính chúng ta.
Chính người lao động hiện tại và các thế hệ lao động trong tương lai hiện đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ cần có sự chuẩn bị cho cuộc thâm nhập của AI vào đời sống công nghiệp.
Học tập nắm vững nền tảng, nguyên lý và nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực của mình – biến bản thân trở thành chuyên gia chính là cách để con người làm chủ công cụ, sử dụng công nghệ giúp tăng năng suất lao động và tăng cường khả năng hiện hữu của chính mình – tức là tầm quan trọng của người lao động trong môi trường làm việc. Cùng đó, tinh thần học tập suốt đời có vai trò quan trọng giúp người lao động khai mở tiềm năng thực hiện các công việc mới, không bị loại bỏ hay thay thế hoàn toàn.
“Người mù chữ của thế kỷ 21 không phải là người không biết đọc, không biết viết mà là người không biết học hỏi, từ chối học hỏi và từ chối học lại” (Alvin Toffler, Nhà tương lai học nổi tiếng nhất thế giới). Đó là nguyên nhân của khủng hoảng thừa vô dụng – Thách thức thực sự mà lực lượng lao động sẽ phải đối mặt.
Sẽ đến lúc, kỹ năng sử dụng các công cụ AI trở nên phổ biến như kỹ năng tin học văn phòng hiện nay. Tất nhiên, không phải vị trí nào cũng cần có kỹ năng tin học văn phòng, cũng không có vị trí nào được tuyển dụng chỉ dựa trên tiêu chí kỹ năng văn phòng. AI, hay tin học văn phòng, chỉ là những công cụ để làm việc.
Điều quan trọng là việc có nền tảng kiến thức vững chắc, có hiểu biết sâu trong lĩnh vực của mình và có tư duy hệ thống nhằm nhanh chóng ứng dụng được các công cụ mới.
AI có thể tiếp xúc và có tính bổ sung cao cho nhiều công đoạn trong ngành công nghiệp thang máy: thiết kế, sản xuất, lắp đặt, bảo trì – sửa chữa. Nhưng không một ngành công nghiệp nào chỉ vận hành nhờ công cụ.
AI có thể thiết kế ra hàng ngàn bản vẽ, nhưng chỉ có con người mới đánh giá được mức độ phù hợp giữa bản vẽ và nhu cầu thực tế.
Các dây chuyền sản xuất tự động hóa sẽ giúp hiệu suất công việc tăng cao hơn, chi phí thấp hơn.
Cảm xúc trong thiết kế với thang máy là một nghệ thuật, có thể sẽ là việc con người chứ không phải của AI (Ảnh: Thiết kế “Home Sweet Home” trong bộ sưu tập Pop Up của thang máy GamaLift)
Đã có những doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu và ứng dụng robot lắp đặt thang máy như thang máy Schindler. Việc này có thể đảm bảo tính chính xác về kỹ thuật và giảm nguy cơ mất an toàn cho con người trong môi trường làm việc nguy hiểm như lắp đặt thang máy.
“Bảo trì dự đoán” và “kiểm soát từ xa” là cụm từ được nhắc đến ngày càng thường xuyên trong ngành thang máy trong việc vận hành, bảo trì và sửa chữa. Tại Việt Nam đã có Kone, Gama Service,… ứng dụng và đạt được hiệu quả rõ rệt trong thực tế.
Tuy nhiên, các ứng dụng này vẫn thuộc nhóm kỹ năng cứng, còn các kỹ năng “mềm” mới thật sự quan trọng. Khả năng đánh giá mức độ phù hợp, nhạy bén với tình huống thực tế và cả cảm xúc, sự đồng cảm với con người là sự độc nhất của con người mà chưa máy móc nào thay thế được.
Vì thế, việc nắm chắc nền tảng cốt lõi trong lĩnh vực thang máy vẫn là điều cần được ưu tiên học tập và nghiên cứu, tiếp đó là việc rèn luyện tư duy nhạy bén, tinh thần học tập suốt đời để sẵn sàng đón nhận những sáng tạo, đổi mới và ứng dụng nhanh chóng trong tương lai.
___________
Chương trình đào tạo nhân viên bảo trì thang máy là chương trình hợp tác giữa Viện Kỹ thuật Ứng dụng Thang máy (VILEA) với Trường Đại học Thang máy Hàn Quốc (KLC) và Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT). Chương trình đào tạo sẽ bắt đầu triển khai khóa đầu tiên vào tháng 8/2024 với chứng chỉ quốc tế, chi tiết thông tin đọc tại: Chương trình đào tạo